Category Archives: TIN TỨC

NUPLEX MASTERBATCH THAM DỰ TRIỂN LÃM SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TPHCM 12/2021

Nhằm thúc đẩy các hoạt động triển lãm dành cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều biến động do dịch bệnh Covid-19, chương trình “Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh” mang đến những sản phẩm mới mẻ, đa dạng và tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp, đặc biệt là tự động hóa, sản phẩm phụ trợ,…

Chương trình được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) tại số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian diễn ra: từ ngày 15 – 18/12/2021

Thời gian tham dự: 08:00 – 17:00

Công ty TNHH Mastertbatch (Việt Nam) hoạt động tại gian hàng G11.

Chọn hộp nhựa đựng thực phẩm sao cho an toàn?

Trên thị trường có nhiều sản phẩm hộp nhựa đựng thực phẩm được quảng cáo có thể dùng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đối với lò vi sóng, tốt nhất nên dùng bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để hâm nóng hay rã đông thực phẩm.

Trên thị trường có nhiều sản phẩm hộp nhựa đựng thực phẩm được quảng cáo có thể dùng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tốt nhất nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước… Còn đối với lò vi sóng, tốt nhất nên dùng bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để hâm nóng hay rã đông thực phẩm.

Loại gì cũng có

Tại các hệ thống siêu thị như Co-opmax, BigC… ở TPHCM, người mua thoải mái lựa chọn hộp nhựa đựng thực phẩm từ loại dùng một lần rồi bỏ được quảng cáo làm nguyên liệu từ nhựa PP 100%, loại theo tiêu chuẩn FDA của Mỹ sử dụng trong môi trường từ -10oC đến + 120oC, giữ trái cây tươi trong 7 ngày… và giá bán chỉ hơn 30.000đ/10 hộp, cao nhất là 60.000đ/hộp như hộp Microban 2700ml, hàng nhập khẩu tại Thái Lan.

Ngoài ra, còn có các loại hộp nhựa kháng khuẩn Ag+, hộp nhựa làm từ nguyên liệu nhựa PP kết hợp chất kháng khuẩn microban có tác dụng phá vỡ cấu trúc tế bào của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không thể sinh trưởng..

Còn phần lớn hộp nhựa đựng thực phẩm bán ở các chợ tạm, vỉa hè, thường không nhãn mác và giá cũng rẻ hơn nhiều lần. Nhiều loại hộp được chủ hàng cho biết mua gốc ở Chợ lớn và gọi chung là “nhựa thường” giá chỉ 1.500 – 6.000đ/hộp có nắp, có thể đựng muối, bột ngọt và dùng cả muối dưa, cà…

Chị Nguyễn Mộng Hiếu, trú tại quận Phú Nhuận, TPHCM, sử dụng các kiểu hộp nhựa để trữ thức ăn trên ngăn đá, ngăn mát và đựng cả hoa quả gọt sẵn sau bữa ăn chỉ việc bưng ra tráng miệng. Chị dùng theo cảm quan loại mỏng dùng đựng ngăn đá, vỡ, hỏng mới loại bỏ, còn dày dặn hay có thương hiệu trên thị trường thì để ngăn mát, đựng thức ăn ngay.

Khó tránh khỏi ngộ độc khi sử dụng ở nhiệt độ cao

Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, TPHCM, khi sử dụng để làm bao bì, hộp đựng ở nhiệt độ cao (đựng nước, sữa, thức ăn nóng) khả năng các chất phụ gia có trong nhựa sẽ thôi ra ngấm vào thức ăn. Hiện có loại nhựa chịu được nhiệt độ cao từ 150 – 200oC, tuy nhiên cần phải biết chính xác xuất xứ và chất lượng của nó. Vì nhựa mà chịu nhiệt độ cao chắc chắn nhà sản xuất sẽ phải trộn thêm một vài thành phần phụ gia, do đó về lâu dài khả năng ngộ độc xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

TS Đặng Chí Hiền, trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa dược phẩm, Viện Công nghệ Hóa học cho biết, nhựa PP (PolyPropylen) không độc hại với tính năng mềm dẻo phù hợp để sản xuất hộp đựng thực phẩm. Nhưng nếu PP tái chế từ rác, buộc phải dùng phụ gia cho nguyên liệu dẻo để định hình hình dáng mới. Những chất phụ gia này khi gặp thực phẩm nóng từ 70 – 80oC sẽ tạo ra những chất gây độc rất nguy hiểm với sức khoẻ con người.

Trên thị trường hiện có loại sản phẩm được giới thiệu là nhựa chịu nhiệt, có thể dùng để đựng thực phẩm nấu trong lò vi sóng. Loại nhựa này không bắt được sóng của lò viba (nên không bị nóng chảy khi nấu) nhưng thực phẩm đựng bên trong lại bắt được loại sóng này, nóng lên và chín. Nhiệt độ của thức ăn sẽ tác động vào sản phẩm nhựa, làm cho cấu trúc nhựa bị thay đổi và hậu quả là chất độc có thể thôi nhiễm ra thực phẩm.

Chọn sản phẩm an toàn

PGS.TS Nguyễn Cửu Khoa, viện trưởng Viện Công nghệ Hóa học cảnh báo, người tiêu dùng vẫn vô tư dùng túi, hộp nhựa để đựng cơm, canh và các thực phẩm nóng. Chúng có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). DOP tồn tại với tỷ lệ 5 – 10% trong các chất hóa dẻo được sử dụng. Nó tác dụng giống như hormon nữ nên rất có hại cho nam giới và bé trai khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Tốt nhất nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước.

TS Đặng Chí Hiền khẳng định, biểu tượng hay nhãn “microwave-safe”, “microwavable” (sử dụng được trong lò vi sóng) trên các hộp nhựa chỉ có nghĩa rằng chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ hoặc tách rời ra khi quay trong lò vi sóng. Tốt nhất hãy dùng bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để hâm nóng hay rã đông thực phẩm trong lò vi sóng.

Ống hút nhựa có độc?

Hiện nay, những chiếc ống hút nhựa trở thành vật dụng quen thuộc gắn liền với những thức uống khác nhau như trà sữa, sinh tố, nước giải khát…

Đồ nhựa tiện dụng: Dùng một lần, hại cả đời
Liệu những chiếc ống hút với đủ loại màu sắc trong những ly đồ uống bổ dưỡng có an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng?

Theo PGS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), các phụ gia đưa vào sản xuất ống hút nhựa có tới hàng ngàn chất. Nếu người sản xuất sử dụng đúng phẩm màu dùng cho ăn uống thì không có vấn đề gì.


Người dân cẩn thận khi dùng ống hút nhựa

Nhưng nếu sử dụng chất phẩm màu bị cấm hoặc chất huỳnh quang thì có khả năng gây ung thư, nhưng thực tế lượng chất đó cực thấp và khả năng gây ngộ độc rất ít. Với những ống hút nhựa trôi nổi hiện nay trên thị trường có giá rất rẻ, nhưng nguồn gốc của vật liệu và công nghệ sản xuất có đảm bảo hay không đấy là vấn đề đáng nói.

Bởi hiện không cơ quan nào kiểm soát chất lượng của sản phẩm này. Những ống nhựa làm ra với giá thành thấp nhất mà vẫn có lãi thường làm từ vật liệu tái sinh. Nếu những loại nhựa này có nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, qua quá trình chế biến đã nung trên 200 độ thì vi trùng, vi khuẩn sẽ không còn. Nhưng với các chất diệt khuẩn và chất kháng sinh hoặc một số các chất có thể vẫn tồn tại ở nhiệt độ cao, có nghĩa là vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn. Cho nên, hầu hết các loại nhựa tái sinh không được phép sử dụng trong ăn uống và dược phẩm.

PGS Hồng Côn cho biết thêm, mặc dù dùng ống hút nhựa không rõ nguồn gốc sẽ rủi ro cao, nhưng khả năng có thể gây ngộ độc thì cực thấp. Tuy nhiên, giả sử nếu trẻ con lôi ống hút nhựa ra nghịch, nhai hoặc chúng ta lạm dụng cả ngày (kể cả nước nóng cũng dùng ống hút nhựa) thì việc sử dụng thường xuyên ấy mới có khả năng bị hàm lượng chất độc thôi ra, ngấm vào cơ thể khi nó vượt ngưỡng cho phép.

Các thử nghiệm lâm sàng học cho biết, các loại ống hút có màu sắc thường có chất phẩm nhuộm Azo, kim loại nặng và chất huỳnh quang đều là loại đang cấm sử dụng vì có nguy cơ gây ung thư.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên dùng loại ống hút không màu. Khi lựa chọn ống hút chúng ta nên lựa chọn hàng có nhãn mác; Dấu niêm phong của bao bì có ghi đầy đủ những thông tin cần thiết như thành phần nhựa, cơ sở sản xuất, chất lượng ATVSTP.

Người dùng Việt thờ ơ trước chất lượng của đồ nhựa dùng một lần

Có lẽ do đã quá quen với việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần nên hầu hết người dùng không ai thắc mắc hay quan tâm tới chất lượng của loại sản phẩm này.

Tại chợ Hôm, chợ Đồng Xuân và một số chợ khác trên địa bàn Hà Nội, đồ nhựa dùng một lần được bày bán tràn lan với nhiều mẫu mã khác nhau. Những sản phẩm này có giá khá rẻ: hộp đựng cơm, đồ ăn có giá 25.000 – 30.000 đồng/100 chiếc; thìa, chén, đĩa có giá từ 200 – 300 đồng/chiếc, ống hút nhựa giá 2.000 – 3.000 đồng/túi 50 chiếc.

Tuy nhiên, ngoài lời giới thiệu của người bán thì các sản phẩm này phần lớn không có thông tin gì về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng, hướng dẫn cách sử dụng an toàn…

Theo khảo sát của PV, trung bình mỗi ngày, một hàng ăn bình dân có thể tiêu thụ đến hàng trăm hộp nhựa đựng cơm kèm theo thìa, ống hút. Chủ các quán cơm này cho biết, những sản phẩm dùng một lần không chỉ tiện dụng mà còn tiết kiệm được việc thuê nhân công dọn dẹp, rửa sạch. Bên cạnh đó, việc bảo quản chúng cũng chẳng có gì phức tạp, chỉ mua về và sử dụng luôn nên rất tiện ích.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, nhiều cửa hàng vẫn tái sử dụng những sản phẩm này nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.

Nói về việc tái sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, nếu là những loại chai nhựa dùng vài ba lần để uống nước lọc cũng không vấn đề gì cả. Nhưng nếu đó là chai đựng dầu, sữa… nói chung là loại chai nhựa chứa chất béo thì sẽ có khả năng hòa tan vào nước những chất khác, chất nhựa có cơ hội thôi nhiễm ra, gây ảnh hưởng sức khỏe con người.

Thêm nữa, nguyên tắc của đồ nhựa dùng một lần để đựng thực phẩm là sau lần dùng đầu tiên, đồ nhựa đó được thu lại và không được dùng để tái chế lại dùng trong công nghệ thực phẩm nói chung nữa. Nếu cứ tiến hành đựng thực phẩm trong đồ nhựa tái chế thì nguy cơ bị bệnh từ đồ nhựa là cực lớn. Vấn đề này phải được nhà nước phối hợp cục vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm soát gắt gao mới tránh được bệnh tật sinh ra từ mối nguy này.

Tuy nhiên, đối với khách hàng sử dụng các loại sản phẩm đồ nhựa dùng một lần, có lẽ do đã quá quen với việc sử dụng đồ nhựa, đũa, giấy đựng thực phẩm dùng một lần nên chẳng có ai thắc mắc hay cẩn thận yêu cầu đựng đồ ăn vào nơi khác.

Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đũa, thìa, bát, đĩa… là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng trong ăn uống nên thuộc diện phải kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, tại Việt Nam chất lượng mặt hàng này hiện vẫn chưa được quan tâm.

Tìm hiểu ký hiệu trên chai nhựa để đảm bảo sức khỏe

Nước đóng chai không còn là một sản phẩm xa lạ đối với tất cả chúng ta bởi nó là thức uống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, những chai nhựa quen thuộc ấy lại chứa đựng rất nhiều bí mật mà chúng ta không hề hay biết.

1. Không nên tái sử dụng chai nhựa

Một chiếc chai nhựa có thể chứa đựng rất nhiều chất hóa học nguy hiểm. Nếu không tin điều này, hãy nhìn xuống chiếc nhãn tam giác được tạo thành từ 3 mũi tên hai chiều phía và 1 con số ở dưới đáy mỗi chai nhựa. Nó nói cho chúng ta biết chiếc chai được sản xuất từ loại nhựa nào.
Nếu nhãn 1 thì có nghĩa cái chai đó được làm từ nhựa PET (hay còn được viết là PETE) và nó chỉ nên được sử dụng 1 lần duy nhất.
Lý do đó là khi tiếp xúc với khí oxy và nhiệt độ cao, đặc biệt là ánh nắng mặt trời và nước nóng, loại nhựa này sẽ thải ra các chất độc hại và đi vào trong nước một cách âm thầm mà chúng ta không hề hay biết.


Ảnh 1.
Ngoài ra, hãy tránh những chai nước có nhãn 3 và 7, tương ứng với chất liệu nhựa PVC và PC. Đây là những loại nhựa sinh ra rất nhiều chất độc hại, chúng ngấm vào thức ăn, đồ uống của bạn và về lâu về dài, chúng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Nhãn 2, nhãn 4 và nhãn 5 tương ứng với 3 loại nhựa HPPE, LDPE và PP được coi là những nhãn xanh và có thể tái sử dụng. Tuy nhiên những loại nhựa này chỉ tốt khi bạn dùng để lưu trữ nước lạnh và thường xuyên khử trùng cho chúng.

2. Vi khuẩn và vô cùng mất vệ sinh

Các nhà khoa học dùng một phép so sánh rằng những chai nước đã được sử dụng mất vệ sinh chẳng khác gì chỗ ngồi ở bồn cầu, đồ chơi cho thú cưng hay thậm chí là tồi tệ hơn thế.
Nhiều người cho rằng đó là nói quá, tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng số lượng vi khuẩn trên những chai nhựa như vậy vượt quá giới hạn cho phép. Chúng ta được tạo ra bởi chính chúng ta, bởi đôi bàn tay dính bụi bẩn, bởi nước bọt trong miệng, bởi không vệ sinh một cách kỹ lưỡng.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, những xoắn ven trên cổ chai, nơi trực tiếp tiếp xúc với miệng của chúng ta chính là nơi hoàn hảo cho sinh vật phát triển nhanh chóng.
Vì vậy hãy khử trùng thật kỹ những chiếc chai trước khi tái sử dụng chúng.

3. Nguồn gốc của nước đóng chai

Các công ty, các nhà sản xuất nước đóng chai thường tô vẽ trên bao bì rằng nước của họ được lấy từ những dòng suối tươi mát và đẹp như tranh. Thế nhưng có thừa nhận rằng rất nhiều lần bạn thấy rằng nước trong những chiếc chai ấy chẳng khác gì so với nước sinh hoạt trong nhà bạn.

Trên thực tế, bạn hãy để ý rằng trên bao bì của mỗi chiếc chai thường sẽ có một đoạn văn bản được in với cỡ chữ vô cùng nhỏ mà hầu hết chúng ta đều chẳng hề ngó ngàng tới. Tuy nhiên đó chính là những “lời bày tỏ” của các nhà sản xuất về nguồn gốc xuất xứ của sảm phẩm nước mà họ làm ra.

4. Không thực sự tốt cho sức khỏe

Gạt bỏ vấn đề về vi khuẩn thì nước đóng chai vốn không thực sự tốt cho sức khỏe của chúng ta như vẫn nghĩ.
Nhắm đến các đối tượng khách hàng là người trẻ và người chơi thể thao, các nhà sản xuất thường quảng cáo sản phẩm của họ là vô cùng lành mạnh và tốt cho sức khỏe vì không chứa đường như các loại đồ uống khác.
Tuy nhiên, thực tế, hàm lượng đường trong một số nhãn hàng nước lọc đóng chai còn tương đương với soda. Vì vậy, đừng để những lời quảng cáo “che mắt”, hãy luôn đọc kỹ thành phần trước khi bỏ tiền mua nhé.

Dùng đồ nhựa mỗi ngày, bạn hiểu đến đâu về khái niệm nhựa tái sinh và nguyên sinh?

Chiếc ghế bạn ngồi, bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm bạn dùng… tất cả đều làm từ nhựa. Nhưng mỗi loại nhựa này lại có sự khác biệt lớn về công dụng cũng như độ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà không phải ai cũng biết.

Nhựa là một loại vật liệu vô cùng phổ biến trên thế giới, xuất hiện ở hầu hết mọi mặt đời sống của con người. Từ đồ gia dụng trong nhà, đồ chơi trẻ em, các phương tiện di chuyển, máy móc cơ khí cho đến những thứ tiên tiến như linh kiện điện tử.

Có rất nhiều các loại nhựa khác nhau, nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân chia chúng ra thành 2 loại chính, đó là nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh.

1/ Phân biệt nhựa tái sinh và nguyên sinh

Giống như tên gọi, nhựa tái sinh chỉ những loại nhựa được dùng lại. Từ những đồ dùng nhựa đã cũ, hỏng vứt đi như vỏ bao bì, thiết bị y tế, máy móc… chúng được thu gom lại và nấu chảy thành các hạt nhựa.

Vì vậy, nhựa tái sinh có thể bao gồm các loại nhựa đã được dùng đi, dùng lại rất nhiều lần, giống như chúng đã có rất nhiều “kiếp sống” và mỗi lần lại ở một hình dạng khác nhau.

Dùng đồ nhựa mỗi ngày, bạn hiểu đến đâu về khái niệm nhựa tái sinh và nguyên sinh?

 Ảnh 1. Các loại chai lọ, đồ dùng từ nhựa được thu gom để tái chế.

Trong quá trình tái chế, loại nhựa này thường sẽ khó tránh khỏi việc bị lẫn tạp chất và phải cho thêm phụ gia tẩy rửa, vì thế các hạt nhựa tái sinh sẽ có màu đục, không trong.

Dùng đồ nhựa mỗi ngày, bạn hiểu đến đâu về khái niệm nhựa tái sinh và nguyên sinh?

 

– Ảnh 2. Hình dạng và màu sắc của các hạt nhựa tái sinh.

Khác với nhựa tái sinh, nhựa nguyên sinh là loại tinh khiết, được tạo ra từ phân đoạn chưng cất dầu mỏ.

Đây là loại nhựa ở dạng nguyên bản, chưa qua sử dụng, không hề bị pha tạp hóa chất hay phụ gia. Để dễ hiểu thì chúng ta có thể coi nhựa nguyên sinh chính là vàng 99,99% trong tất cả các loại nhựa.

Dùng đồ nhựa mỗi ngày, bạn hiểu đến đâu về khái niệm nhựa tái sinh và nguyên sinh?

 

– Ảnh 3.Nhựa nguyên sinh được tạo ra từ chưng cất dầu mỏ, ở dạng nguyên bản, chưa hề bị phụ gia hóa, rất an toàn để sử dụng khi tiếp xúc trực tiếp với con người

Nhựa nguyên sinh chính vì vậy có đặc tính mềm dẻo, chịu được áp lực tốt, có bề mặt bóng và màu sắc cũng tươi sáng hơn nên đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Vì vậy, loại nhựa này thường có giá cao hơn nhựa tái sinh rất nhiều.

Chúng được sử dụng trong các sản phẩm đòi hỏi sự an toàn và yêu cầu kỹ thuật khắt khe cao do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và chất lượng sống của con người như ngành thực phẩm, y tế, máy bay….

2/ Tái sinh và nguyên sinh – Loại nhựa nào tốt hơn?

Nhiều người thường tự đặt câu hỏi: “Vậy nhựa tái sinh và nguyên sinh nên sử dụng loại nào?”, “Loại nào tốt hơn?”. Câu trả lời cho điều này là bạn có thể sử dụng cả 2 loại nhựa vì chúng đều vô cùng hữu ích. Mỗi loại nhựa sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Nhựa tái sinh sẽ dùng để làm các vật dụng, dụng cụ đòi hỏi sự bền bỉ, có tính chất vật lý dai và cứng cáp. Ví dụ như sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, môi trường.

Dùng để làm các loại dây chão, thảm, màng ống nhựa, ống thoát nước, bình và can nhựa, đồ gia dụng, chậu kiếng… Còn nhựa nguyên sinh sẽ được sử dụng chính để tạo nên các sản phẩm thân thiện hơn với người dùng.

Ví dụ như khi lựa chọn loại nhựa để dùng cho gia đình, đặc biệt là để bảo quản thực phẩm trong phòng bếp, đồ dùng trẻ em, bạn nên dùng nhựa nguyên sinh.

Vì nhựa nguyên sinh không lẫn các phụ gia hoá chất gây hại nên khi tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn thức uống hay cơ thể con người sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Như trong một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên trang web trực thuộc bộ Y Khoa Ấn Độ, các chuyên gia đã cho biết việc tái sử dụng những chai nhựa đựng nước có thể còn gây mất vệ sinh hơn cả việc ngậm những món đồ chơi của chú cún cưng.

Vì vậy, việc tái sử dụng những loại đồ nhựa không đảm bảo sẽ khiến bạn phải đối diện với nhiều vấn đề về an toàn vệ sinh.

Dùng đồ nhựa mỗi ngày, bạn hiểu đến đâu về khái niệm nhựa tái sinh và nguyên sinh?

Ở nhiều nước trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, các cơ quan y tế và tổ chức vì cộng đồng đã đưa ra các điều luật cũng như quy chuẩn, ghi rõ chỉ sử dụng nhựa nguyên sinh cho các mặt hàng nhựa thực phẩm.

Các công ty sản xuất cũng đã tuân theo nghiêm ngặt các quy định này để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tiêu biểu như Tupperware, một nhãn hàng đến từ Mỹ luôn tiên phong trong việc sử dụng nhựa nguyên sinh để sản xuất các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Được thành lập từ năm 1946 và trải qua gần một thế kỷ phát triển, Tupperware hiện nay đã có mặt trên toàn thế giới và mới đây đã chính thức có mặt ở Việt Nam. Hãng đồ nhựa nổi tiếng với các sản phẩm được sản xuất từ nhựa nguyên sinh, an toàn và không độc hại.

Các chất liệu và chất phụ gia đều tuân theo tiêu chuẩn của Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), Hiệp Hội Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Nhật Bản (JISC) và Hiệp Hội Nhựa Sạch Nhật Bản (JHOSPA).

Ngành nhựa Việt Nam có gì hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?

Ngành nhựa Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Thái Lan. Nổi bật là Siam Cement Group (SCG) khi tập đoàn này có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam.

Ngày 9/3 tới đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ chào bán toàn bộ 24,1 triệu cp của CTCP Nhựa Bình Minh (MCK: BMP) và số cp này đã được cổ đông Thái Lan – The Nawaplastic Industries – đăng ký mua hết.

The Nawaplastic Industries hiện đang là cổ đông lớn của BMP nắm giữ hơn 16,7 triệu cổ phiếu BMP, tương đương 20,4%. Như vậy nếu giao dịch thành công, Nawaplastic Industries sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại BMP lên 49,91%.

Nawaplastic là công ty chuyên sản xuất và phân phối ống nhựa PVC, do Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) nắm 100% cổ phần. TPC hiện đang nắm 50% thị phần tại thị trường nhựa Thái Lan và đang sở hữu nhiều công ty ngành nhựa khác của Việt Nam như Chemteck Co (Sản xuất polyethylene XLPE – TPC nắm 100% vốn cổ phần); Viet-Thai Plastchem (Sản xuất nhựa, bao bì – TPC nắm 72,49% vốn cổ phần); TPC Vina Plastic and Chemicals (Sản xuất nhựa PVC – TPC nắm 70% vốn cổ phần).

Đứng sau TPC chính là công ty mẹ Siam Cement Group (SCG), SCG có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam. Hiện SCG sở hữu một công ty sản xuất hạt nhựa (TPC Việt Nam) và từ lâu đã muốn có thêm một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa với mạng lưới phân phối tốt tại Việt Nam.

Vậy lý do gì đã khiến nhà đầu tư Thái Lan tăng cường các thương vụ M&A đối với ngành nhựa tại Việt Nam?

Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), tiềm năng ngành nhựa Việt Nam còn rất lớn, chỉ số tiêu thụ nhựa bình quân tại Việt Nam hiện đạt 41 kg/người/năm (thấp hơn so với mức trung bình 48 kg/người/năm của châu Á và mức trung bình 70 kg/người/năm của thế giới). Theo BMI Research, ngành thực phẩm sẽ tăng trưởng 10,9% trong giai đoạn 2015-2019, ngành đồ uống đóng chai sẽ tăng trưởng từ 17-25%.

Tới đây, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (VEFTA) được ký kết, thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ nhựa sang châu Âu sẽ được đẩy mạnh. Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường EU được đánh giá vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp Việt có khả năng thâm nhập tốt, nhất là nhu cầu về ống nhựa.

Đáng lưu ý, tại thị trường này, sản phẩm nhựa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá như các nước Châu Á khác (mức thuế trung bình từ 8-30%).

Tuy nhiên, thị trường tiềm năng là vậy nhưng hiện nay bản thân các doanh nghiệp trong nước lại chưa làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào. Hiệp hội Cao su nhựa TP.HCM dự báo đến năm 2020, nguyên liệu để sản xuất nhựa lên tới 5 triệu tấn. Việc phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu nhựa đã và đang làm giảm đáng kể sức cạnh tranh và doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế bởi những quy định về xuất xứ hàng hóa.

Quay trở lại nhà đầu tư Thái Lan, SCG vừa qua đã chính thức triển khai dự án hoá dầu tại Long Sơn có quy mô 5,4 tỷ USD với mục tiêu hoàn thiện chuỗi giá trị của mình, và như vậy đầu cuối sẽ là sản phẩm của BMP.

Các khoản đầu tư của SCG trong thời gian qua cho thấy kết quả khá khả quan. Tiêu biểu như khoản đầu tư vào Nhựa Tiền Phong thông qua The Nawaplastic Industries. Với đợt thoái hết vốn Nhựa Tiền Phong, The Nawaplastic Industries thu về khoảng 1.460 tỷ đồng, gấp 3 lần giá trị vốn đầu tư ban đầu. Ngoài ra, theo tính toán, trong hơn 5 năm đầu tư, The Nawaplastic Industries còn nhận về khoảng 173 tỷ đồng cổ tức bằng tiền từ Nhựa Tiền Phong.

KIẾN THỨC VỀ NHỰA CÔNG NGHIỆP-NHỰA KỸ NHUẬT

Nhựa kỹ thuật – nhựa công nghiệp là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Vậy nhựa là gì? Hoặc nói cách khác, chất dẻo là gì?

Nhựa còn được gọi là chất dẻo, được sản xuất ra nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện, tủ quần áo nhựa cho bé … sản phẩm nhựa có nguồn góc từ dầu thô. Các chất liệu nhựa dùng trong đồ gia dụng gồm 3 loại:

NHỰA NHIỆT DẺO
Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần.

Nhựa PE: có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, được dùng làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác nhau, nhưng không thể sử dụng để sản xuất các loại tử quần áo nhựa cho bé. Nắp chai PE dễ bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy bằng nắp PE phải được bảo quản trong môi trường không có chất gây mùi.

 

 

Nhựa PP (Polypropylen): giá thành thấp, bến xé và bền kéo đứt, khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. Chịu được nhiệt độ cao hơn 1000 độ C. Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm.

Nhựa PS (Polystyren): cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định, không màu và dễ tạo màu, các loại hộp xốp phần lớn được làm từ nhựa PS…

Nhựa PET (Polyethylene Terephthalate): là một loại bao bì thực phẩm qua trọng có thể chế tạo màng nhựa hoặc tạo dạng chai lọ do bởi các tính chất, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đừng sự mài mòn cao, có độ cứng ổn định vững cao, trong suốt, chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác, khi được gia nhiệt đến 200 độ C hoặc làm lạnh ở 90 độ C, cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100 độ c. Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khác có gas …

NHỰA NHIỆT RẮN

Là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dươi tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa.

Nhựa PC (Polycarbonat): làm kính xe, do độ trong cao, chống thấm khí, hơi cao hơn các loại PE, PVC nhưng thấp hơn PP, PET. Độ chịu lực rất cao, khả năng chống mài mòn và không bị tác động bởi các thành phần của thực phẩm. Chịu nhiệt cao (trên 100 độ C).

Làm đường từ chai nhựa đựng sữa

Theo báo cáo của Liên đoàn Đường bộ Nam Phi, đường ổ gà gây thiệt hại khoảng 3,4 tỷ USD mỗi năm cho việc sửa chữa xe cộ và chi phí y tế. Các chai đựng sữa bằng nhựa đang được tái chế để làm đường ở Nam Phi, với hy vọng giúp nước này giải quyết vấn đề rác thải và cải thiện chất lượng đường bộ.

Một con đường làm từ chai đựng sữa bằng nhựa ở Nam Phi

Shaluanga Construction trở thành công ty đầu tiên ở Nam Phi làm một đoạn đường có một phần bằng nhựa tái chế ở tỉnh KwaZulu-Natal (KZN).

Hiện tại, họ đã sửa chữa hơn 400m đường ở Cliffdale, ngoại ô Durban, sử dụng nhựa đường được làm từ gần 40.000 chai nhựa đựng sữa loại 2 lít. Shaluanga sử dụng polyetylen mật độ cao (HDPE), một loại nhựa dày thường được sử dụng cho bình sữa. Một nhà máy tái chế địa phương biến nhựa này thành dạng viên, được nung nóng đến 1900C và được trộn với các chất phụ gia. Chất này thay thế 6% chất kết dính bitum của nhựa đường, vì vậy mỗi tấn nhựa đường có khoảng 118 – 128 chai. Shaluanga cho biết lượng khí thải độc hại được tạo ra ít hơn so với các quy trình truyền thống và hợp chất này bền hơn, chịu nước tốt hơn nhựa đường thông thường, chịu được nhiệt độ cao tới 70°C và dưới 0°C.

Không giống như ở châu Âu, nơi nhựa tái chế thường được thu thập trực tiếp từ nhà dân, ở Nam Phi, 70% nhựa tái chế có nguồn gốc từ bãi rác. Nhựa sẽ chỉ được lấy từ bãi rác nếu có nơi nào đó để tiêu thụ, chẳng hạn như làm đường. Shaluanga nói rằng bằng cách biến chai nhựa thành đường, sẽ tạo ra một thị trường mới cho chất thải nhựa, cho phép các nhà máy tái chế tận dụng được nhiều hơn từ rác của quốc gia.

Ngành nhựa điêu đứng vì sức mua thấp do COVID-19

TTO – Nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa yếu hẳn do người tiêu dùng hạn chế đi lại đã ảnh hưởng rất lớn đến sức mua, cũng như tác động không nhỏ đến công ăn việc làm của công nhân, chi phí doanh nghiệp phải gánh chịu nếu dịch COVID-19 kéo dài.Ngành nhựa điêu đứng vì sức mua thấp do COVID-19.

Hạt nhựa – Ảnh: TTO

Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) Hồ Đức Lam vừa có công văn gởi các bộ: Tài chính, Công thương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp ngành nhựa trong thời điểm COVID-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp.
Theo ông Lam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 sản phẩm nhựa của Việt Nam, với kim ngạch đạt 148,7 triệu USD, chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa.
Hiện không ít doanh nghiệp trong ngành nhựa nhập nguyên vật liệu đầu vào, hóa chất, phụ gia đa phần từ Trung Quốc.
Nếu tình hình kéo dài đến hết quý 1 thì sẽ không có nguyên liệu sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời ảnh hưởng đến công ăn việc làm của công nhân, chi phí doanh nghiệp phải gánh chịu trong thời gian không có đơn hàng.
“Chúng tôi đề nghị liên bộ đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch bệnh về việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế… nhằm giúp một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn”, ông Lam nêu ý kiến.
Theo đánh giá của VPA, diễn biến phức tạp của COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành nhựa trong thời gian tới, mà xa hơn, nhu cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa cũng sẽ khó khôi phục lại nhanh như kỳ vọng của doanh nghiệp.

Tel: 02512875999